Chuối Hột Rừng Tây Bắc - Sạch - An Toàn - Tốt Cho Sức Khỏe

Chuối Hột Rừng Khô

70,000

Nguồn gốc: Tây Bắc

Phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản

Dùng để chữa trị được nhiều loại bệnh

Chuối hột từ lâu đã được mọi người dùng làm thuốc để chữa trị được rất nhiều bệnh. Đặc biệt là chuối hột rừng – an toàn, đảm bảo về độ sạch và có giá trị cao hơn so với những loại chuối hột tự trồng. Cây chuối hột rừng có thể còn xa lạ với người dân thành phố nhưng đối với bà con dân tộc vùng núi Tây Bắc thì nó lại rất quen thuộc, vì loại cây được mọc tự nhiên ở vùng đất này.

Chuối  hột rừng  có tên khoa học là Musa Acuminata Colla thuộc họ chuối ( Musaceae ). Cây có thân giả cao tới 3 – 4m, lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía, cuống xanh có sọc đỏ. Trái chuối hột rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín màu vàng ươm, vị ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên người ta thường không ăn mà chỉ lấy để làm thuốc.

Cây chuối hột được mọc tự nhiên ở vùng núi Tây Bắc

Để làm ra miếng chuối hột rừng khô, thường thì bà con ở đây sẽ chọn những quả chuối hột gần chín chứ không để quả chuối chín quá, sau đó họ sẽ để nguyên cả vỏ để thái lát, rồi đem phơi khô dưới trời nắng.

Chuối hột có hai loại, trái lớn và trái bé. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.

Chuối hột rừng là một vị thuốc nam rất quý

Chuối hột rừng được coi là một vị thuốc chữa trị được rất nhiều loại bệnh.

Từ xưa đến nay, cách sử dụng chuối hột phổ biến nhất đó là thái lát phơi khô sau đó dùng để ngâm rượu, mọi người thường gọi rượu ngâm chuối hột là rượu thuốc. Nhưng có thể nhiều người vẫn chưa biết được rằng, chuối hột rừng ngoài dùng để ngâm rượu thì nó còn có rất nhiều cách dùng và công dụng khác nhau như:

Điều trị trẻ em bị táo bón: dùng 2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho bé ăn, khoảng 10 phút sau là bé có thể đi đại tiện bình thường.

– Điều trị sỏi bàng quang: Trái chuối hột xanh thái lát mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong khoảng vài ngày, mỗi lần dùng từ 50 – 100g sắc với 400ml nước, mỗi ngày uống 2 lần vào lúc no. Bạn có thể dùng dạng nước hãm như pha trà để uống.

– Điều trị bệnh thống phong ( bệnh gút ): Dùng khoảng 3g chuối hột rừng, 4g củ ráy rừng, 1g mướp đắng ( khổ qua ), 2g tỳ giải. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/ gói, 1 ngày uống 2 – 3 gói pha với nước đun sôi. Lưu ý là không được cho đường vào.

– Điều trị hắc lào: dùng trái chuối còn xanh trên cây đem cắt đôi, hứng lấy nhựa để bôi vào vùng da bị hắc lào.

– Điều trị viêm loét dạ dày: đem quả chuối hột còn xanh phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, dùng để uống hàng ngày.

– Xổ giun: vào lúc đói, ăn quả chuối hột chín sẽ giúp xổ giun rất hiệu quả.

Chuối hột rừng ngoài công dụng chữa bệnh thì khi quả chuối hột còn non, thái lát mỏng dùng kết hợp với một số loại rau sống, dùng để ăn với nộm sứa hay gỏi cá sẽ giúp để phòng được bệnh tiêu chảy và giảm mùi tanh của những món ăn này.

Chuối hột non ăn kèm hải sản chống tiêu chảy, giảm mùi tanh

Tuy nhiên, không được ăn quả chuối hột rừng còn xanh, vì rất dễ bị táo bón nặng hoặc ngộ độc vì có quá nhiều chất Tanin.

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công quả chuối hột rừng và những cách dùng cũng như công dụng của loại quả quý này.