Nấm ngọc cẩu - thần dược quý từ thiên nhiên ban tặng cho Tây Bắc

Nấm Ngọc Cẩu Khô

220,000

Nguồn gốc: Tây Bắc

Phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản

Tăng cường sinh lý, chữa liệt dương, bổ máu, chữa trị tàn nhang, nám da

Có thể ngâm rượu, hoặc pha nước giống pha trà

Nói đến Tây Bắc, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cánh rừng già bất tận, những thửa ruộng bậc thang mênh mông, những món ăn đậm chất núi rừng, và bạn có biết Tây Bắc còn là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều những vị thuốc quý nổi tiếng mà thiên nhiên chỉ ưu đãi, ban tặng cho vùng đất này, trong đó phải kể đến nấm ngọc cẩu – loại nấm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại cho con người.

Nấm ngọc cẩu – thần dược từ thiên nhiên.

Nấm ngọc cẩu có nhiều tên gọi khác như hoa tuyết sơn, tuyết sơn, tỏa dương, củ gió đất, củ ngọc núi, hoa đất, ký sinh hoàn, dương cẩu,.. Đây là loại nấm khó tìm vì kén chọn khí hậu, nó chỉ mọc ở những nơi cao hơn 1.500m so với mực nước biển và có khí hậu lạnh. Loại nấm này chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang,…Nó thường mọc ký sinh trên những cây dây leo lớn hay những rễ cây gỗ lớn bị mục hoặc thoái hóa nhiều năm.

Nấm ngọc cẩu mọc tự nhiên ở vùng rừng núi Tây Bắc

Hiện nay, nấm ngọc cẩu chỉ mọc tự nhiên vào một thời điểm nhất định trong năm ( từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch ), ngoài thời gian trên nấm hoàn toàn biến mất, bởi vậy nấm khá hiếm và khó tìm. Vào thời vị thu hái, người dân thường đào cả cụm nấm về rửa sạch đất cát, để ráo nước và dùng ngâm rượu. Hoặc có thể phơi khô để bảo quản dùng được lâu dài.

Công dụng của nấm ngọc cẩu.

Nói đến  nấm ngọc cẩu, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một vị thuốc không những quý mà còn rất hiếm, khó tìm. Vậy, công dụng của nấm ngọc cẩu là gì mà lại trở thành một vị thuốc quý hiếm, được nhiều người săn tìm như vậy:

– Nhắc đến nấm ngọc cẩu, người ra sẽ nghĩ ngay đến loại thần dược giúp tăng cường sinh lý, chữa liệt dương, giúp trị rối loạn cương dương.

– Có tác dụng bổ máu, tốt cho người máu xấu, tóc bạc sớm.

– Tốt cho người thận kém, tiểu đêm nhiều, gan xấu

– Kích thích ăn ngon miệng hơn, đặc biệt tốt cho người biếng ăn, gầy gò, ốm yếu.

– Chữa nhức mỏi chân tay, đau lưng, mỏi gối ở người làm việc quá sức, hay đau lưng, nhức mỏi vào ban đêm.

– Giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

– Tác dụng chữa nám da, tàn nhang và làm tiêu những khối u lành nhờ chất Estrogen trong nấm.

Nấm ngọc cẩu khô

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu như thế nào?

Theo kinh nghiệm dân gian của bà con dân tộc vùng Tây Bắc thì từ xưa, để sử dụng nấm ngọc cẩu thì cách làm phổ biến nhất đó chính là ngâm rượu. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tất cả những công dụng của nó, cần phải biết cách ngâm.

♦ Nấm ngọc cẩu ngâm rượu:

– Đối với nấm ngọc cẩu tươi

+ Nấm ngọc cẩu tươi, rửa sạch sẽ bằng cách dùng bàn chải đánh răng để cọ hết đất cát bám bên ngoài, mật ong rừng và rượu trắng loại ngon, nếu là rượu nếp thì càng tốt ( liều lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn )

+ Trước khi ngâm, nên tráng ấm 1 lượt bằng rượu trắng.

+ Ngâm rượu theo tỷ lệ 1kg nấm ngâm với 4 lít rượu, sau 1 tháng là có thể sử dụng được.

– Đối với nấm ngọc cẩu khô:

+ Lấy nấm ngọc cẩu khô, mật ong, rượu ngon.

+ Ngâm theo tỷ lệ 500g nấm, 100ml mật ong và 5lit rượu.

+ Rượu ngâm với nấm ngọc cẩu khô sẽ có mùi vị thơm hơn.

Mỗi ngày, dùng khoảng 2 chén nhỏ rượu sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Nấm ngọc cẩu ngâm rượu

thuochay.vn

♦ Pha nước nấm ngọc cẩu:

+ Nấm ngọc cẩu tươi, rửa sạch, thái lát mỏng rồi phơi khô từ 3 – 4 ngày. Thông thường cứ 7 – 8kg nấm ngọc cẩu tươi, sau khi phơi khô sẽ thu được 1kg nấm ngọc cẩu khô.

+ Hàng ngày, pha nước uống như pha trà, rất đơn giản, chỉ cần thả vài miếng nấm ngọc cẩu khô vào cốc nước ấm, đợi khoảng 5 phút là có thể dùng được. Nấm ngọc cẩu sau khi phơi khô, vị chát sẽ bớt đi nhiều, lại có vị hơi ngọt, thơm khi pha với nước nóng. Để dễ uống hơn, thì các bạn có thể thêm vài thìa mật ong hoặc đường.

Với những công dụng mà nó mang lại thì đúng là không sai khi nói nấm ngọc cẩu là thần dược mà chị em thì mê, đàn ông thì thích.