Ba kích tím Sapa là một vị thuốc quý hiếm được nhiều người ưa chuộng

Ba Kích Tím Sapa

500,000

Xuất xứ: Sapa

Thu hái, phơi khô, chế biến thủ công

Tốt cho sức khỏe sinh lý

Cách sử dụng hiệu quả, đơn giản nhất là ngâm rượu

Ba kích tím rừng là một trong những dược liệu quý được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi nó không chỉ có công dụng bổ dưỡng sức khỏe sinh lý mà còn là vị thuốc chữa được rất nhiều loại bệnh. Đặc biệt là ba kích tím rừng Sapa rất quý và hiếm.

Ba kích tím là gì?

Ba kích tím còn có tên gọi khác là dây ruột già hay ba kích thiên ( Trung Quốc ). Nó có tên khoa học là Morinda Officinalis Stow, thuộc họ Cà Phê. Ba kích tím thường mọc hoang ở vùng đồi núi thấp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ra như Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai,..

Cứ vào tháng 10 – tháng 12 hàng năm, là bà con dân tộc lại lên rừng để thu hái ba kích tím.

 

Ba kích tím rừng Sapa

Để chế biến ba kích khô thì rễ cây sau khi đào về được cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy phần củ có đường kính khoảng 0.5cm trở lên. Rửa sạch, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đạp nhẹ cho bẹp phần thịt ( tránh đập nát ). Sau đó tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím. Cuối cùng là cắt thành từng đoạn  ngắn khoảng 10cm và sử dụng.

Để chế biến ba kích tím tươi thì sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước. Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thịt và rút bỏ lõi. Lấy phần thịt của ba kích để ngâm rượu dùng làm thuốc.

Ba kích tím loại khô

 

Công dụng của Ba kích tím

Trong rễ ba kích tím có chứa các hoạt chất Anthraglucozit, Phytosterol, Acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, đặc biệt là rễ ba kích tím tươi có nhiều Vitamin C ( ba kích tím khô không có ).

Theo Đông y, Ba kích tím có vị chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận. Ba kích tím có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe:

– Chủ đại phong tà khó, cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí.

– Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh

– Khứ phong, bổ huyết hải

– An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong

– Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp

– Hóa đờm

– Cường âm, hạ khí

– Bổ thận âm, tráng gân cốt, khứ phong thấp

– Bổ thận dương, cường gân cốt, khứ phong thấp

– Trị liệt dương, di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu.

Củ ba kích tím tươi

Tác dụng dược lý của ba kích tím:

– Tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng

– Chống viêm

– Giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon, đặc biệt là người già, người cao tuổi.

– Gíup giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi đổi với các bệnh nhân đau mỏi các khớp.

Để sử dụng ba kích tím, thì phương pháp hiệu quả nhất, đơn giản nhất mà nhiều người sử dụng đó là ngâm rượu ba kích tím.

Ngâm rượu ba kích tím theo tỷ lệ 1kg ba kích tím tươi, sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2 – 4 lit rượu. Nếu cho nhiều rượu quá, thì mùi vị và màu sắc của ba kích sẽ không được đậm đà.

Có thể ngâm phối hợp ba kích tím với nhiều vị:

– Ba kích tím loại tươi: 1kg

– Dâm dương hoắc khô: 0.5kg

– Nấm ngọc cẩu khô: 0.5 kg

– Sa sâm, câu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g.

Ngâm các vị thuốc trên với khoảng 7 lít rượu trắng, trong khoảng 20 – 25 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ, bạn sẽ thấy hiệu quả sau 1 thời gian sử dụng.

Rượu Ba kích tím có rất công dụng đối với sức khỏe

Ba kích tím là một vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe tuy nhiên với người âm hư hỏa vượng ( sốt nhẹ về chiều), hay táo bón thì không được dùng, bởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.