Cỏ Ngọt - Thảo Dược Từ Thiên Nhiên Của Rừng Núi Tây Bắc

Cỏ Ngọt Rừng Tây Bắc

200,000

Cỏ ngọt được người dân Tây Bắc thu hái trực tiếp trên núi

Phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản.

Dùng như 1 loại trà để uống hàng ngày.

 

Nếu đã từng thưởng thức trà sơn mật hồng sâm, bạn có cảm nhận được hương vị thơm, ngọt của loại trà này? Bạn có biết loại thảo dược nào tạo nên hương vị đặc biệt đấy k? Đó chính là cỏ ngọt – một thần dược không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng dân tộc Tây Bắc bởi đây là bài thuốc vô cùng quý giá, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Cỏ ngọt – thảo dược từ thiên nhiên của rừng núi Tây Bắc

Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển trong việc trồng và sử dụng cây cỏ ngọt, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ở vùng núi Tây Bắc – Việt Nam, rất may mắn được thiên nhiên ban tặng cho loại cỏ này, chúng được mọc tự nhiên rải rác trên những cánh rừng già, chủ yếu là ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình.

Cỏ ngọt có tên khoa học là Atevia Rebaudiana, nó còn có tên gọi khác là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt,  là loại cây mọc lâu năm. Cây được thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 8 hàng năm. Người dân ở đây lên rừng thu hái, cắt phần ngọn cây sau đó loại bỏ những lá héo úa rồi phơi khô, cho vào túi nilon bảo quản sử dụng làm thuốc lâu dài. Vì khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nên cỏ ngọt được thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ, chứ không để cây ra hoa mới thu hái.

Cây cỏ ngọt rừng

Từ năm 1908, hai nhà khoa học Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit, chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và Isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Cỏ ngọt có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.

Cũng giống như các thảo dược khác của Tây Bắc, cỏ ngọt cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người:

– Giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết và tốt cho những người bị cao huyết áp hay những người bị tiểu đường.

– Hỗ trợ các bệnh như rối loạn dạ dày hoặc giúp giảm đau và tiêu hóa tốt hơn.

– Có tác dụng cho răng miệng: ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng, viêm lợi vì trong cỏ ngọt có chất kháng khuẩn mạnh, có thể hòa với nước dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

– Chữa các bệnh ngoài da: cỏ ngọt có tác dụng tiết bã nhờn, ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt và chống viêm da, giúp chị em có một làn da sáng mịn, rạng rỡ. Nếu sử dụng thường xuyên, sẽ cải thiện làn da sạm đen trở nên trắng sáng.

Cỏ ngọt khô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người

Dù là dược liệu lành tính, nhưng trước khi sử dụng một bài thuốc nào cũng cần phải đúng phương pháp thì mới đạt hiệu quả cao trong quá trình chữa trị. Đối với cỏ ngọt, các bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng cây cỏ ngọt hiệu quả dưới đây:

Cỏ ngọt có thể dùng như một loại trà để uống hàng ngày. Lấy khoảng 15g lá cỏ ngọt nấu với 200ml nước sắc còn khoảng 50ml nước thì uống hết một lần, mỗi ngày nên uống 2 lần trong khoảng thời gian từ 1.5 tháng – 2 tháng sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên, tùy vào từng người có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Ngoài ra, bạn nên dùng cỏ ngọt với một số vị thuốc khác như cà gai leo, diệp hạ châu, giảo cổ lam,.. và một số loại thảo dược khác để giảm bớt vị đắng trong các vị thuốc.

Đối với một số trường hợp cụ thể bạn có thể sử dụng cỏ ngọt như sau: với những người bị cao huyết áp thì bạn dùng hoa cúc, cuống dừa cạn với cỏ ngọt, hoa hòe  sắc nước uống hàng ngày; với những người bị béo phì thì dùng khoảng 7.5gr cỏ ngọt khô sắc uống hàng ngày.

Trà cỏ ngọt

 

Để sử dụng cỏ ngọt lâu dài, nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh trường hợp ẩm, mốc.