270,000₫ 250,000₫
Cây khôi có tên khoa học là Ardisia Sylvestris Pitard, thuộc họ đơn nem Myrsinaceae. Nó có nhiều tên gọi như khôi nhung, cây động lực, đơn tướng quân, khôi tía. Đây là 1 loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao từ 1.5 – 2m, thân rỗng xốp, ít hoặc không phân nhánh, gân trên ngọn có nhiều lá. Lá mọc so le, phiến đá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài từ 25 đến 40cm, rộng từ 6 đến 10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài từ 10 đến 15cm, hoa rất nhỏ, đường kính từ 2 đến 3mm, màu trắng pha hồng tím, 5 lá đài và 5 cánh hoa. Quả mọng, khi chín thì màu đỏ. Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 7, màu quả từ tháng 7 đến tháng chín. Và đây là lúc bà con ở đây lên rừng hái lá, ngọn cây về phơi khô, bảo quản, dùng lâu dài
Cây khôi là một vị thuốc quý hiếm, thường mọc hoang trên những khu rừng rậm của vùng núi Tây Bắc nước ta như: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang,..
Cây khôi có 2 loại:
Khôi trắng: hai mặt màu xanh, mặt dưới không có màu tím.
Khôi tía: có 1 mặt lá trên màu xanh như nhung, mặt dưới có màu tím.
Theo kinh nghiệm dân gian, cùng với sự nghiên cứu của các nhà Đông y thì, loại khôi tía có tác dụng hơn khôi trắng và được sử dụng nhiều hơn trong việc chữa bệnh dạ dày cấp độ nặng.
Các thành phần trong lá khôi được trường Đại học Y công bố có chứa chất Tanin và Glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.
Có thể kể đến một số công dụng của lá khôi như:
– Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
– Tác dụng trung hòa, làm giảm tiết Acid dịch vị, làm se vết loét , giúp liền sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
– Làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị và giảm quá trình xuất huyết dạ dày.
– Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.
Thường thì những vị thuốc ở của bà con dân tộc vùng Tây Bắc rất an toàn, đảm bảo nên cách dùng cũng rất đơn giản. Để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, các bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
– Cách 1:
+ Dùng khoảng 40 – 80g lá khôi khô sắc với 1.5 lit nước trong khoảng 20 phút.
+ Uống ngày 3 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đầu dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
– Cách 2:
+ Dùng lá khôi tía, lá bồ công anh, lá khổ sâm, lá cam thảo dây sắc nước khoảng 20 phút.
+ Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút. Nên uống lúc còn nóng vào buổi sáng, vì lúc này vi khuẩn HP đang bám trên lớp niêm mạc rất nhiều.
Đặc biệt, lá Khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, lá khôi còn được dùng để chữa sài, nhọt ở trẻ nhỏ rất an toàn mà lại hiệu quả
+ Nấu nước lá khôi với lá vối, lá hòe tắm cho trẻ bị sài lở.
+ Gĩa lá khôi với lá vối trộn dầu vừng để đắp nhọt cho trẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu cho thấy, lá khôi có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc thì không được nên uống rượu bia, sẽ làm giảm mất tác dụng của thuốc.