100,000₫
Xuất xứ: Tây Bắc
Phơi khô thủ công, không chất bảo quản
Hương thơm tự nhiên, có tác dụng thư giãn tinh thần, bổ dưỡng sức khỏe, và duy trì sắc đẹp
Không dùng cho phụ nữ có thai và kinh nguyệt nhiều
Nụ hồng hoa nó còn có tên gọi khác là Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoang lan hoa, Dương hồng hoa.
Nụ hồng hoa có tên khoa học là Carhamus Tinctorious L, thuộc họ cúc ( Asteraceae ). Đây là một cây thuốc quý. Cây thảo cao hơn m, thân nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên có phần cành. Lá mọc so le gần như không có cuống, bẹ, đầu chóp nhọn như gai, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữ lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, lá bắc có gai. Hoa có ống dài hình tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi, hoa cái giữa có nhụy vàng, kết quả vào dưới ống. Qủa bể hình trứng có 4 cạnh lồi. Mùa hoa vào tháng 6 – 8, mùa quả vào tháng 8 – 9.
Loại hoa này được trồng nhiều ở vùng Hà Giang, Sapa – Lào Cai. Hàng năm, cứ đến đầu hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ màu vàng sang đỏ thì người dân bắt đầu thu hái. Sau khi thu hái về, hoa sẽ được để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng, hoặc phơi trong râm để làm khô dần. Loại hoa thảo dược này không giống những vị thảo dược khác đó là không phơi trực tiếp ngoài nắng để không bị biến màu. Sau khi phơi khô, thì cho hoa vào túi nilon để bảo quản tránh nấm, ẩm, mốc.
Sở dĩ gọi loại hoa này là loại thuốc quý vì trong nụ hồng hoa có chứa rất nhiều thành phần hóa học như:
– Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene
– Galatose, Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid.
Nụ hồng hoa có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh tâm can.Nên có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người:
– Thông gan thoáng khí, cân bằng nội bài tiết tố, đồng thời có tác dụng điều chỉnh và cân bằng gan, dạ dày, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện thể chất.
– Có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sinh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.
– Giảm nhẹ bệnh huyết quản tim, làm đẹp, dưỡng dung nhan, giúp cải thiện da khô, tẩy trừ vết thâm nám trên da.
– Có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp giảm căng bẳng, kích thích và lưu thông máu ở vùng bụng.
– Điều hòa, lưu thông khí huyết ở lục phủ ngũ tạng.
– Sử dụng nụ hồng hoa khô giống như bạn pha trà hàng ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 6 – 10 búp nụ hồng hoa khô, cho vào cốc, thêm nước đun sôi vào là dùng được. Nếu kèm thêm 1 ít táo đỏ hoặc một ít sâm sẽ tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí huyết.
– Đối với người bị bệnh về thận có thể thêm vào một ít vỏ quýt khô.
– Đặc biệt, khi ngâm nụ hồng hoa vào nước ấm khoảng 5 – 7 phút, các bạn có thể tận dụng những cánh hoa này đắp lên mặt, đợi khô rồi rửa mặt lại bằng nước ấm. Kiên trì trong thời gian dài, bạn sẽ thấy da mặt trở nên hồng hào hơn trông thấy.
Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng trà nụ hồng hoa đó là không được thêm trà mạn hay lá chè xanh vào cốc nước hồng hoa, vì chất axit tanic có trong trà sẽ làm giảm các công dụng của trà.
Đặc biệt, phụ nữ có thai và kinh nguyệt nhiều tuyệt đối không sử dụng loại trà này.