350,000₫ 320,000₫
Hà thủ ô đỏ được bà con vùng Tây Bắc trực tiếp thu hái trực tiếp từ trên những ngọn núi cao
Chế biến, phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản.
Bổ máu, giúp đen tóc, đẹp da
Kiêng kỵ: ăn hành, tỏi, củ cải; người có huyết áp thấp và đường huyết thấp thì tuyệt đối không nên dùng.
Hà thủ ô hay còn có tên gọi khác là Giao đằng, Dạ hợp, Dạ giao đằng. Hà thủ ô có tên khoa học là Fallopia Multiflora, có họ rau răm. Đây là loại cây dây leo, sống lâu năm. Rễ và thân phồng thành củ. Thân mọc quấn vào nhau bên có tên gọi là cây Giao đằng. Mặt ngoài có màu xanh tía, có các vân, bì khổng, mặt thân nhẵn, không hề có lông. Lá mọc so le, cuống dài. Phiến lá có hình tim đẹp, dài từ 4 – 8 cm, rộng từ 2.5 – 5cm, đầu hình nhọn, phía cuống có hình tim. Mép nguyên hoặc hơi lượn hình sóng, cả 2 mặt không có lông và đều nhẵn. Lá kèm mỏng, màu nâu, hơi nhạt ôm lấy thân. Hoa nhỏ, có đường kính khoảng 2mm, có cuống ngắn từ 1 – 3mm. Hoa mọc thành chùm và có nhiều cánh, cánh hoa màu trắng. Cây ra hoa vào tháng 10, tháng 11 thì bắt đầu có quả.
Hà thủ ô thường mọc hoang ở những vùng núi cao, đặc biệt ở Sơn La, Lào Cai, Lai Châu,…Vào mùa thu, khi lá khô úa, những người dân ở đây bắt đầu lên núi đào củ, cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hoặc sấy khô. Hoặc đồ chín rồi phơi thì hiệu quả hơn. Sau khi phơi khô, hà thủ ô được bảo quản trong túi nilon để sử dụng lâu dài.
Hà thủ ô có 2 loại đó là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Theo Đông y, hà thủ ô đỏ chất lượng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Nó có vị đắng, chát, ngọt hơi ấm. Ngoài công dụng làm đen tóc, bổ huyết thì nó còn có rất nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe, điều trị các bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, kích thích co bóp ruột:
– Hạ Cholesterol huyết thanh, phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch, ức chế tăng Lipid máu.
– Làm chậm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
– Cải thiện dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa, có tác dụng kiểu Progesterone nhẹ và Oestrogen.
– Giúp tăng tuyến sữa, chống viêm, chống co thắt phế quản.
– Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
Để bào chế Hà thủ ô, cần phải cẩn thận và kỳ công. Sau khi rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày, 1 đêm, sau đó rửa sạch lại. Đổ nước đậu đen cho ngập ( cứ 1kg hà thủ ô cần 100g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát ), đến khi nước gần cạn, thì phải đảo cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, gỡ bỏ lõi ( nếu có ). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Nếu đồ, phơi 9 lần ( cửu chung cửu sái ) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi để tránh cháy dược liệu. Tùy vào từng loại bệnh, các bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
– Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mỏi lưng gối, khô khát táo bón: dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống hàng ngày.
– Chữa bệnh người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con: dùng 20g Hà thủ ô; tầm gửi dâu, kỷ tử, ngưu tất đều 16g mỗi vị 16g sắc uống hàng ngày.
– Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: dùng hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
– Chữa đái dắt buốt, đái ra máu ( bệnh lao lâm ): dùng lá Hà thủ ô, lá huyết dụ lượng bằng nhau sắc rồi thêm mật ong vào uống.
– Điều kinh, bổ huyết: lấy rễ và lá hà thủ ô khoảng 1 rổ lớn, đậu đen 0.5kg. Gĩa nát 2 thứ, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc lấy nước cốt, nấu thành cao, thêm ½ lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng 1 thời gian dài sẽ thấy công hiệu.
Tuy nhiên, có một vài lưu ý cho các bạn khi sử dụng Hà thủ ô đó là kiêng ăn hành, tỏi, củ cải. Đặc biệt, đối với người có huyết áp thấp và đường huyết thấp thì tuyệt đối không nên dùng.