400,000₫
Nguồn gốc: Tây Bắc
Phơi khô tự nhiên, không có chất bảo quản
Dùng để chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại mộc nhĩ rừng nhưng chủ yếu là mộc nhĩ trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp chứ không phải loại mộc nhĩ rừng mọc hoang trên những thân gỗ mục. Mộc nhĩ rừng Tây Bắc được người dân ở đây trực tiếp lấy từ những thân gỗ mọc hoang trên rừng, lúc còn tươi nó có hình dạng giống tai mèo nên còn được gọi là nấm tai mèo hay nấm mèo đen. Mạch trong của mộc nhĩ rừng khá nhẵn, bóng và có màu nâu sẫm, mặt ngoài có lông mịn, màu nâu nhạt.
Theo các nghiên cứu, trung bình trong 100g mộc nhĩ có chứa 2.7mgvit PP, 0.55mgvit B2, 0.15mgvit B1, 10.03mg Caroten, 185mg sắt, 185mg photpho, 201g Canxi, 65.5g Glucid, 0.2g Lipid, 10.6g Protid. Chính vì thế mộc nhĩ rừng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng sắt ở loại mộc nhĩ này rất cao, vượt xa các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn, … nên từ xa xưa nó đã được sử dụng phổ biến trong cả y học cổ truyền chứ không chỉ là một loại thực phẩm đơn thuần.
Theo Đông y, mộc nhĩ rừng có vị ngọt, tính bình, không có độc nên từ xưa nó được dùng làm thuốc điều trị được rất nhiều loại bệnh.
– Mộc nhĩ sao khô và tán bột giúp chữa nhiều chứng xuất huyết như băng huyết, rong kinh, trĩ lở ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu, ho ra máu.
– Mộc nhĩ đen có tác dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ mỡ trong máu, ngăn chặn việc hình thành những mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch.
– Có khả năng giải độc, khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể.
– Nâng cao sức khỏe miễn dịch, những chất xơ và chất keo thực vật có khả năng thu hút chất độc hại và một số hoạt chất chưa xác định, có thể tạo ra những phản ứng hóa học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể. Nên mộc nhĩ rừng rất tốt cho những người bị sỏi bàng quang, sỏi mật hay sỏi thận.
– Ngoài ra, với những công nhân làm việc trong các nhà máy xi măng, mỏ than, công trường xây dựng,… hay những nơi có môi trường độc hại, nhiều khói bụi được các bác sĩ khuyên nên bổ sung thêm mộc nhĩ rừng vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Từ xưa đến nay, mộc nhĩ rừng được người dân Việt Nam sử dụng, chế biến trong rất nhiều các món ăn, đặc biệt là các món ăn trong dịp Tết cổ truyền. Để món ăn trở nên ngon miệng hơn, đa dạng hơn và giúp bổ sung dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh thì các bạn có thể tham khảo một số cách chế biến sau:
– Canh mộc nhĩ với khổ qua giúp phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường
– Cháo mộc nhĩ đen giúp dưỡng vị, kỵ tỳ, nhuận phế, bổ âm.
– Canh mộc nhĩ với thịt nạc, quả đại táo, gừng sống giúp bồi dưỡng cơ thể, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết, giảm mỡ máu.
– Ngoài ra, có rất nhiều món ăn kết hợp với mộc nhĩ rất đơn giản mà các bạn có thể tham khảo để giúp làm phong phú hơn cho bữa ăn của gia đình như:
+ Tai heo cuốn mộc nhĩ
+ Lườn gà xào mộc nhĩ ( dành cho những bạn ăn kiêng )
+ Chè đậu xanh với mộc nhĩ
+ Trứng chiên mộc nhĩ
+ Thit lợn xào mướp đắng, mộc nhĩ
+Xôi thịt băm nấm mèo
+Gà kho nấm mèo
+ Cá hấp với thịt heo, mộc nhĩ
+ Củ cải sợi xào nấm mèo chay
+ Thịt băm rang mộc nhĩ
+ Miến xào chay ngon
+ Trứng chiên nấm thịt,…
Qua đó, các bạn có thể thấy mộc nhĩ rừng không chỉ là một nguyên liệu ngon miệng cho món ăn thường ăn của chúng ta mà với những cách chế biến trên nó còn là một vị thuốc quý giúp phòng và trị được rất nhiều bệnh.
Ngoài những cách trên, các bạn có thể tự kết hợp, chế biến mộc nhĩ rừng theo sở thích và khẩu vị của mình nhé.