Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc - Đặc sản tây bắc

Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc

Lễ hội Tồng Tồng

Lễ hội cổ truyền ở nước ta rất đa dạng, phong phú và trải rộng khắp đất nước. Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn, như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề hoặc những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Chính vì thế, lễ hội truyền thống là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và những khát vọng cao đẹp. Đồng thời, những lễ hội truyền thống cũng là dịp mang lại cho con người sự thanh thản nơi tâm linh, gạt bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để về với cội nguồn, về với thiên nhiên. Và mặc dù lễ hội truyền thống ở nước ta diễn ra trong cả bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng mùa Xuân vẫn là mùa diễn ra nhiều lễ hội nhất. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về những lễ hội tiêu biểu và đặc sắc của một số vùng miền ở nước ta đã, đang và sắp diễn ra.

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, như: Ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….

Lễ hội Tồng Tồng

Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Nội dung của lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng.

Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội hoa ban.

Lễ hội hoa ban

Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng….

 

                                                                                                                     Nguồn: dukhach.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *